Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách thuyết trình về "Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á"

Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách thuyết trình về "Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á"

Tác giả, dịch giả Nguyễn Tường Bách thuyết trình đề tài "Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á", sáng 28-12, tại trụ sở tòa soạn Báo Giác Ngộ - Ảnh: Du Nhiên

GNO - Hướng tới Kỷ niệm 50 năm thành lập Báo Giác Ngộ, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, sáng nay, 28-12, tại trụ sở tòa soạn (85 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3) đã diễn ra buổi thuyết trình của tác giả, dịch giả Nguyễn Tường Bách với chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á.

Tin liên quan

Thượng tọa Thích Tâm Hải, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ phát biểu chào mừng
Thượng tọa Thích Tâm Hải, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ phát biểu chào mừng

Tham dự buổi giao lưu, chia sẻ có sự hiện diện của chư Tăng Ni, các vị nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước; cùng đông đảo Phật tử, người quan tâm tới văn hóa, lịch sử, tôn giáo.

Phát biểu khai mạc, Thượng tọa Thích Tâm Hải, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ có lời chào mừng và cho biết đây là một trong những sự kiện thuộc chuỗi hoạt động đằng sau mặt báo, nhằm chia sẻ tri thức, hướng đến Đại lễ Vesak 2025 và Kỷ niệm 50 năm thành lập Báo Giác Ngộ (1975-2025).

Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách thuyết trình
Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách thuyết trình

Nói về nhân duyên của đề tài, Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách cho biết: "Cách đây 3 năm, có một số trí thức, Phật tử Việt kiều tại hải ngoại đề nghị tôi chia sẻ với họ những vấn đề về Phật giáo tại Châu Á. Trước đề nghị này, tôi khá ngần ngại, vì e rằng đây là một đề tài không mới, khá 'khô khan' nhưng sau buổi thuyết trình, tôi nhận được sự tán thưởng của người nghe. Điều này, giúp tôi có được sự tự tin và cảm thấy rất vinh hạnh khi một lần nữa được chia sẻ đề tài này tại Báo Giác Ngộ".

Trong bài thuyết trình của mình về Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á, Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách đã truyền tải một cách khái quát, súc tích và khoa học 5 nội dung chính: Sự hành thành Phật giáo tại Ấn Độ; Sơ lược sự truyền bá Phật giáo; Phật giáo tại Trung Quốc; Phật giáo tại Tây Tạng Phật giáo tại Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh về những nhân vật lịch sử gắn liền với Phật giáo, các vị Cao Tăng qua các thời đại...

Quang cảnh buổi thuyết trình
Quang cảnh buổi thuyết trình

Đúc kết bài thuyết trình, tác giả Nguyễn Tường Bách nêu rõ khởi đầu của Phật giáo là các nhận thức về nỗi khổ nhân sinh, tính chất của hiện tượng tâm-vật, cách hành xử, cách tu tập như: Tứ diệu đế, Bát Chánh đạo, Duyên khởi... nhưng về sau, Phật giáo được phát triển trở thành một nền triết học hoàn chỉnh với vũ trụ quan, bản thể luận, hiện tượng học qua kinh Hoa nghiêm, Bát-nhã, Trung quán, Duy thức... Và cho đến nay, gần 2.600 năm, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo cho quảng đại quần chúng, với tất cả tính chất, từ triết học, tư tưởng, nhận thức đến cả niềm tin, lễ nghi... là một đóng góp lớn cho nền văn minh nhân loại. "Trong mọi quốc gia Đông Á, Phật giáo là một nền tảng của nền văn hóa và đạo đức (thiện-ác, tốt-xấu) của xã hội.", tác giả nhấn mạnh.

Luật sư Ngô Tiến Nhân phát biểu
Luật sư Ngô Tiến Nhân phát biểu

Phát biểu tại buổi giao lưu, Luật sư Ngô Tiến Nhân khẳng định được gặp Phật pháp là một cơ duyên lớn nhất trong cuộc đời của mình và bày tỏ niềm xúc động khi được lắng nghe một bài thuyết trình đầy cô đọng, khúc chiết về lịch sử Phật giáo trong một bối cảnh chung cùng những nhận định đầy minh triết của tác giả Nguyễn Tường Bách.

Biết đến tác giả Nguyễn Tường Bách cách đây nhiều năm qua những tác phẩm, nhưng đến hôm nay, nhà sưu tập tem Nguyễn Đại Hùng Lộc mới có duyên hạnh ngộ. "Buổi trò chuyện đầy thú vị đã giúp tôi bổ sung thêm rất nhiều kiến thức Phật giáo, để từ đó, tôi có thể hoàn thiện hơn bộ sưu tập gần 400 tem bưu chính về văn hóa nghệ thuật Phật giáo như một hành trình theo dấu chân Phật.", ông Lộc nói.

Tiến sĩ Bùi Chí Trung chia sẻ trong phần giao lưu
Tiến sĩ Bùi Chí Trung chia sẻ trong phần giao lưu

Tiến sĩ Bùi Chí Trung, giáo sư về chính sự công, quan hệ quốc tế tại Nhật Bản đã gợi mở thêm một vấn đề đầy thú vị về dòng chảy Phật giáo vào châu Á qua "con đường tơ lụa trên biển".

Buổi giao lưu cũng đã nhận được nhiều thắc mắc: Tại sao Phật giáo lại không mở rộng, phát triển về phía Nam Ấn Độ?; Các thánh địa Phật giáo tại Ấn Độ, trong các kiến trúc, có hình ảnh hoa sen hay không?... cùng những chia sẻ, đóng góp thêm về các nhân vật lịch sử Phật giáo trên tinh thần tìm hiểu, học hỏi.

Thượng tọa Thích Tâm Hải tặng hoa tri ân Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách cùng phu nhân Đỗ Thị Vinh
Thượng tọa Thích Tâm Hải tặng hoa tri ân Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách cùng phu nhân Đỗ Thị Vinh

Thay mặt Báo Giác Ngộ, trong vai trò người tổ chức, Thượng tọa Thích Tâm Hải đã chia sẻ thêm về một số vấn đề lịch sử Phật giáo Việt Nam; đồng thời tri ân Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách cùng phu nhân Đỗ Thị Vinh - người đã âm thầm đồng hành, cần mẫn với ông trong mấy mươi năm qua và mong rằng những thiện duyên sẽ tiếp tục được kết nối trong các chuyên đề gặp gỡ, giao lưu với các nhân sĩ, trí thức do Báo Giác Ngộ tổ chức thời gian tới.

Trước thềm năm mới 2025, Thượng tọa Tổng Biên tập cũng có lời chúc vô lượng an lạc, vô lượng cát tường đến toàn thể hội chúng tham dự.

Nguyễn Tường Bách tốt nghiệp Tiến sĩ khoa học Vật lý tại Đại học Stuttgart, CHLB Đức. Ông là một tác giả, người biên dịch được nhiều bạn đọc yêu quý với các đầu sách đã xuất bản: Con đường mây trắng (biên dịch), Đạo của vật lý (biên dịch), Thiền trong nghệ thuật bắn cung (biên dịch), Sư tử tuyết bờm xanh (truyện cổ Phật giáo Tây Tạng), Đêm qua sân trước một cành mai, Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Mộng đời bất tuyệt, Từ điển Phật học (viết chung với Chân Nguyên)… được tái bản nhiều lần.

Ngày 27-12, ông cùng với tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên vừa ra mắt quyển Cân bằng trong khủng hoảng được tổ chức tại Đường sách TP.HCM.

 

Một số hình ảnh ghi nhận:

nhu-8790-3757-5762.jpg
nhu-8700-5482-6113.jpg
nhu-8751-6664-1125.jpg
nhu-8762-6415-8715.jpg
nhu-8808-8028-5889.jpg
nhu-8768-9839-51.jpg
nhu-8818-2628-6856.jpg
nhu-8848-3385-6213.jpg
z6174513160619-b19a0e99bd79a4b7fcab1425f1244d30-1622-4506.jpg
nhu-8871-3880-729.jpg
nhu-8837-6793-2421.jpg
nhu-8867-1778-6812.jpg
nhu-8932-6320-817.jpg
nhu-8930-3309-7250.jpg
nhu-8991-8538-3112.jpg
nhu-8962-2442-6940.jpg
nhu-8981-7268-3226.jpg
nhu-9027-6853-2773.jpg
nhu-9028-4854-3977.jpg
Lưu niệm sau buổi thuyết trình
Lưu niệm sau buổi thuyết trình

T.Trúc - Ảnh: Du Nhiên/Báo Giác Ngộ