Báo cáo tổng kết năm 2018
Công tác tổ chức và hoạt động:
- Phân công trách nhiệm chuyên môn và xây dựng kế hoach thực hiện.
- Tập trung triển khai, thảo luận góp ý về Nội quy Ban Giáo dục Phât giáo Trung ương Nhiệm kỳ VIII (2017– 2022)
- Tổ chức Lễ công bố chủ trương của Thủ tướng Chính phủ cho phép Giáo hội Phật giáo Việt Nam đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ Phật học tại các Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hội trường Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.
- Thăm viếng, trao đổi và dự lễ tốt nghiệp Tăng Ni sinh tốt nghiệp lớp Cao đẳng, TCPH khóa IV (2014-2018) và lớp Luật Ni khóa II. 2022)
- Tham dự Lễ Khai giảng Khóa I (2018 – 2021) Trường Trung cấp Phật học Tây Ninh, Thăm viếng và trao đổi với Ban Gíam hiệu Trường Trung cấp Phật học Tiền Giang, Cần Thơ về chương trình đào tạo Cao đẳng liên thông Phật học, dự lễ tốt nghiệp khóa VI và khai giảng khóa VII tại trường Trung cấp Phật học Sóc Trăng.
- Tổ chức thành công Lễ Công bố quyết định Nhân sự Ban Giáo dục Trung ương tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.
- Tham dự lễ Khai giảng chương trình đào tạo Sau Đại học tại Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội vào ngày 24 tháng 11 năm 2018.
- Tham dự Hội thảo Quốc tế với chủ đề: Phật hoàng Trần Nhân Tông: Tư tưởng và văn hóa và chứng dự Đại lễ Tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông vào ngày 1 tháng 11 năm Mậu Tuất tại Trung tâm Yên Tử - Quảng Ninh.
- Hoàn tất việc trang bị thiết kế mới Văn phòng Ban Giáo dục Phật giáo tại trụ sở 294 Nam kỳ Khởi nghĩa, quận 3, TP. HCM với kinh phí đầu tư trên 200 triệu đồng.
- Công tác đào tạo giáo dục Phật giáo hiện nay tại các cơ sở:
Hệ thống các Học viện Phật giáo:
1.Sau Đai học:
- Học viện Phật giáo TP. Hồ Chí Minh:
+ Hiện Học viện đang đào tạo Khóa I có 108 học viên đã hoàn tất chương trình thạc sĩ, đang tiến hành bảo vệ đề cương làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. tuyển Khóa II (2018 – 2022) Tuyển sinh Khóa II, có 54 thí sinh trúng chương trình thạc sĩ Phật học.
+ Về chương trình đào tạo tiến sĩ, Học viện đang tiến hành chiêu sinh Khóa đầu tiên, nhận hồ sơ tuyển NCS từ ngày 20 tháng 9 năm 2018.
- Học viện Phật giáo tại Hà Nội:
Học việnđã thành lập Hội đồng tuyển sinh Sau Đại học Khóa I và Hội đồng Xét duyệt hồ sơ NCS, tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào ngày 15 và 16 tháng 9 năm 2018. Có 59 Học viên trúng tuyển chương trình đào tạo thạc sĩ (trong đó có 8 học viên đăng ký được đào tạo liên thông Tiến sĩ), 04 học viên hội đủ điều kiện làm NCS Tiến sĩ. Học viện đã tổ chức khai giảng chương trình trình đào tạo Sau đại học vào ngày 24 tháng 11 năm 2018.
2. Cử nhân Phật học:
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội:
+Tổ chức thi tốt nghiệp Cao đẳng Khóa IV (2014 – 2018) và hệ Cử nhân (2014 – 2018), đồng thời tiến hành công tác chiêu sinh và thi đầu vào Khóa VIII (2018 – 2022) Cử nhân Phật học và hệ Cao đẳng Phật học.
+ Hội nghị Giảng sư vào ngày 13 – 5 – 2018 bàn về chương trình đào tạo các cấp, cũng như phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Hội nghị có sự tham gia của Lãnh đạo Ban Giáo dục Phật giáo và đại diện các Học viện và Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế:
+ Vào ngày 20/7/2018 Học viện đã tổ chức kỳ thi Tuyển sinh Cử nhân Phật học khóa X (2018 - 2022). Hiện đang đào tạo Khóa IX và X.
+ Tổ chức tham quan, học tập thực tế tại miền Bắc (từ 20-28/10/2018) cho Tăng Ni sinh khóa VIII chuẩn bị hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp Cử nhân Phật học của Học viện.
- Học viện Phật giáo tại Tp. Hồ Chí Minh:
+ Hiện đang đào tạo Khóa XII và XIIItheo hệ tín chỉ, đồng thời đang đào tạo hệ từ xa Khóa khóa IV và V, tổ chức Lễ Tốt nghiệp Cử nhân Phật học Khóa XI với 336 Tăng Ni sinh Tốt nghiệp, khai giảng khóa XIII cử nhân Phật học. Học viện đã ký kết liên thông đào tạo Cao đẳng Phật học trường Trung cấp Phật học Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Cần Thơ.
Tổng số sinh viên của Học viện 1535 sinh viên, theo học khóa XII và XIII thuộc hệ chính quy và khóa IV và V thuộc hệ từ xa.
+ Liên kết Trường Đại học Sư phạm TP. HCM tổ chức lớp đào tạo Cử nhân Sư phạm mầm non Khóa I (2015 – 2019), có 66 Sinh viên theo học và đang tiến hành thủ tục chiêu sinh Khóa II
+ Liên kết trường Đại học Y Dược TP. HCM đã tổ chức các khóa học về y học cổ truyền để ứng dụng phục vụ cộng đồng, có 338 sinh viên đang ký tham dự các khóa học.
+ Về cơ sở vật chất, Học Viện cũng hoàn tất thêm 1 công trình Nội xá Ni năm tầng và đưa vào sử dụng; vào ngày 27 tháng 10 năm 2018, Học viện tổ chức Lễ đặt đá xây dựng Chánh điện dự kiến kinh phí 200 tỷ đồng.
- Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Tp. Cần Thơ: Khóa II có 30 Tăng sinh theo học và đang tiến hành xây dựng Cơ sở mới.
Để chương trình đào tạo được nâng cao và phong phú hoá, phù hợp với nhu cầu phát triển giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời hiện đại, ngoài những giảng sư Phật học cơ hữu, Hội đồng Điều hành các Học viện cũng đã liên hệ mời thêm quý Giáo sư, Tiến sĩ các trường Đại học trong nước và nước ngoài tham gia giảng dạy tại các Học viện.
3.Hệ Cao đẳng Phật học:
Các lớp Cao đẳng Phật học Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Quảng Nam… tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo.
4.Hệ thống Trường Trung cấp Phật học:
Cả nước hiện có 35 trường Trung cấp Phật học, trong đó Trường Trung cấp Phật học Tây Ninh chính thức khai giảng đào tạo Khóa I (2018 – 2021). Các trường đang triển khai chương trình đào tạo Trung cấp Phật học cải cách 3 năm do Ban Giáo dục chủ trương. Nội dung giảng dạy theo Bộ sách Giáo Khoa do Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương biên soạn.
Nhìn chung, đối với các cơ sở giáo dục tại địa phương, đều được Ban Trị sự, Ban Giám hiệu Trường đặc biệt quan tâm. Qua đó, hầu hết các Trường Phật học đều được xây dựng khang trang, đầy đủ tiện nghi. Một số Trường tổ chức cho Tăng Ni sinh nội trú.
Về công tác giảng dạy và nội dung học tập tại các trường có sự kết hợp hài hoà giữa nội điển và ngoại điển. Thái độ học tập của Tăng Ni sinh nghiêm túc, chuyên cần. Nề nếp sinh hoạt của nhà trường cũng như đời sống tu học của Tăng Ni sinh luôn được Ban Giám hiệu và Ban Trị sự quan tâm giúp đỡ và nâng cao.
5.Sơ cấp Phật học:
Nhằm mục đích cung cấp kiến thức Phật pháp căn bản cho các Tăng Ni trẻ mới xuất gia, Ban Chủ nhiệm các lớp Sơ cấp Phật học thực hiện việc giảng dạy theo chương trình do Ban Giáo dục Pah65t giáo Trung ương biên soạn. Có khoảng trên 3000 Tăng Ni sinh theo học các lớp Sơ cấp Phật học tại các cơ sở đào tạo trực thuộc các trường Trung cấp Phật học.
6.Giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer:
Do tính đặc thù của Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer các Tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nên chương trình giáo dục đào tạo dành cho Hệ phái đều có sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương Giáo hội, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Dân tộc Trung ương và địa phương, Ủy ban Mặt trận các cấp, đã thành lập Trường Trung cấp Pali Nam bộ tại tỉnh Sóc Trăng, mở các lớp Vini, Pali Trung cấp, Sơ cấp, Khmer ngữ và bổ túc văn hóa cấp 1, 2, 3; lớp dạy Anh văn, tin học cho Chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer và thanh thiếu niên đồng bào Khmer. Bên cạnh đó, các lớp dạy thiền cho chư Tăng, tu nữ và Phật tử cũng được tổ chức.
Ngoài ra, một số Chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer đang theo học các Trường Đại học, Cao đẳng tại Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Trà Vinh với các chuyên ngành như: Luật, công nghệ thông tin, kế toán, du lịch, Anh văn, trường Chính trị, điêu khắc gỗ v.v…
7.Tăng Ni sinh du học:
Có 250 Tăng Ni sinh hiện đang du học các nước về chương trình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Phật học. Trong 6 tháng đầu năm cũng có nhiều Tăng Ni sinh đang tiến làm thủ tục đi du học các nước.
Chương trình hoạt động 6 tháng đầu năm 2019 của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương nhiệm kỳ VIII:
Triển khai sinh hoạt phổ biến Nội quy Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương Nhiệm kỳ VIII (2017 – 2022) cho các thành viên Ban và các cơ sở đào tạo tại các tỉnh thành phố trong cả nước.
Ban GDTNTW sẽ tổ chức tọa đàm với lãnh đạo Ban Trị sự, Ban Giáo dục Tăng Ni, Hội đồng Điều hành, Ban Giám hiệu, Ban Giáo dục Tăng Ni các cơ sở đào tạo trong cả nước về chương trình sách giáo khoa Phật học hệ Trung cấp Phật học, phương thức giảng dạy và quản lý Tăng Ni sinh vào cuối năm 2018.
Nối kết giao lưu các cơ sở giáo dục Phật giáo trong cả nước, kịp thời có ý kiến chỉ đạo với lãnh đạo cơ sở Giáo dục Tăng Ni các tỉnh thành, đặc biệt thường xuyên quan tâm, tạo mối quan hệ gắn bó giúp đỡ các lớp Sơ, Trung cấp Phật học, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, được phát triển tốt.
Lên kế hoạch và thành lập Đoàn công tác Giáo dục Phật giáo làm việc các cơ sở giáo dục đào tạo Phật giáo tại miền Bắc; miền Trung và miền Nam.
Theo dõi và xúc tiến việc thực hiện chương trình đào tạo Sau Đại học ngành Phật học chính thức tại các Học viện Phật giáo.
Lên kế hoạch Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Sư phạm cho giảng viên phụ trách các môn học ở các trường Trung cấp Phật học trong cả nước. Dự kiến sẽ có nhiều đợt tập huấn chuyên môn cho giảng viên các bộ mộn.
Lập quỹ khuyến học của Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương để trao học bổng cho các cấp học của Tăng Ni sinh.
Ban Thư ký